Đối với các mạng Wi-Fi sử dụng lọc địa chỉ Media Access Control (MAC). Nếu thấy lỗi “Không có Internet” khi kết nối với WI-Fi mà bạn đã thử các cách mà không khắc phục được. Bạn cần phải thêm địa chỉ MAC của điện thoại vào danh sách quyền truy cập trên bộ định tuyến.
- Xem hướng dẫn tìm địa chỉ MAC trên Windows 10 Mobile
- Bạn cũng có thể ngăn chặn các thiết bị khác, không cho phép họ truy cập mạng Wi-Fi thông qua lọc địa chỉ MAC
Xin giới thiệu với các bạn cách Thêm địa chỉ MAC trên các loại bộ định tuyến thông dụng
# TP-Link
Bước 1: Truy cập địa chỉ IP quản lý thiết bị thông qua trình duyệt web. Với thiết bị hãng TP-Link thường là 192.168.1.1
Bước 2: Truy cập vào Wireless (Không dây) và chọn Wireless MAC Filtering (Lọc địa chỉ MAC không dây).
Sau khi kích hoạt thì bạn cần quan tâm đến phần “Filtering Rules” (tức là Điều luật lọc)
- Deny the stations specified by any enabled entries in the list to access (Cấm các trạm được xác định bởi các mục được kích hoạt trong danh sách truy cập).
- Tức là nếu bạn tích vào lựa chọn này thì những địa chỉ MAC bạn nhập vào sẽ bị vô hiệu hóa, không thể truy cập vào mạng wifi được.
- Allow the stations specified by any enabled entries in the list to access (Cho phép các trạm được xác định bởi các mục được kích hoạt trong danh sách truy cập).
- Nếu tích vào lựa chọn này tức là những địa chỉ MAC mà bạn nhập vào mới có thể truy cập được vào wifi của bạn.
Bước 3: Nhấn nút Add New để thêm địa chỉ MAC mới. Nhập mô tả và chọn trạng thái là Enable hoặc Disable để cho phép hoặc chặn địa chỉ MAC tương ứng. Nhấn Save để quay lại trang danh sách. Reboot lại Router để xem kết quả.
# TENDA
Bước 1: Truy cập địa chỉ IP quản lý thiết bị thông qua trình duyệt web như Edge, Chrome, Firefox, Cốc Cốc… Với thiết bị hãng TENDA thường là 192.168.0.1
Bước 2: Đăng nhập với admin/admin (username/password) là tài khoản quản lý thiết bị mặc định. Tiếp đến ấn vào dòng chữ Advance để vào phần thiết lập chi tiết cho bộ phát wifi.
Bước 3: Vào tab Security và chọn menu MAC Address Filter Settings. Trong màn hình này sẽ có sẵn 10 danh sách ngăn chặn hoặc cho phép thiết bị có thể truy cập mạng. Mỗi danh sách sẽ có 1 địa chỉ MAC được thiết lập để chặn hoặc cho phép.
Trong phần thiết lập có các giá trị cần quan tâm như sau:
- Chế độ ngăn chặn (Filter mode): Disable – Tắt chế độ lọc địa chỉ MAC, Forbid Only – Chặn địa chỉ MAC truy cập mạng, Permit Only – Cho phép địa chỉ MAC truy cập mạng.
- Access Policy: có 10 chính sách.
- Policy Name: tùy chọn tên chính sách, có thể bỏ qua.
- MAC Address: địa chỉ MAC của máy cần áp dụng chính sách lọc.
- Time: Thời gian chính sách đó sẽ áp dụng.
- Days: Các ngày trong tuần chính sách này được áp dụng.
- Enable: Bật hoặc tắt chính sách này.
Sau khi nhập các thông số, nhấn nút OK. Tiếp theo khởi động lại bộ phát WiFi để đảm bảo tất cả các chính sách vừa thiết lập được áp dụng ngay.
# FPT
Bước 1: Mở trình duyệt Web, truy cập địa chỉ 192.168.1.1
Bước 2: Đăng nhập: Theo mặc định thì cả Username và Password đều là “admin” trường hợp bạn đã thay đổi password thì hãy điền password của bạn nhé.
Bước 3: Để vào chức năng MAC Filtering , bạn thực hiện chọn Security Setup > Mac Filtering
Trong phần thiết lập có các tùy chọn như sau:
- Enable Mac Filter: Bật chế độ lọc địa chỉ MAC
- Mac Address: Điền địa chỉ MAC
- Mac Filter Mode : Chọn Back (chặn ) còn White (là cho phép kết nối )
- Chú ý : Khi bạn chọn Black thì những địa chỉ trong danh sách này sẽ không thể kết nối được tới mạng internet. Khi chọn White, những địa chỉ trong danh sách này sẽ có thể kết nối tới mạng internet.
- Default policy : Accept (đồng ý cho MAC đó kết nối ) Deny (chặn Mac đó kết nối )
- Click chọn Add (thêm), sau đó nhấn Save
Modem FPT khác:
- Disable: Tắt chế độ lọc địa chỉ MAC
- Blocking List: Danh sách chặn
- Allowing List: Danh sách cho phép
Tham gia bình luận!